Làm thế nào để có 1 chương trình đào tạo – huấn luyện hoặc 1 buổi thuyết trình hiệu quả , thành công là điều trăn trở với nhiều người phụ trách việc đào tạo nhân sự. Hãy cùng tham khảo Quy tắc 7P huyền thoại
Bao gồm :
Purpose (Mục tiêu)
Plan (Kế hoạch)
Prepare (Chuẩn bị)
Process (Triển khai)
Progress (Cải thiện)
Procedure ( Quy trình hóa )
Publish ( Xuất bản tài liệu )
Chúng ta sẽ cùng đi vào chi tiết từng chữ P :
1) Thiết lập mục tiêu rõ ràng (Purpose)
Rõ ràng tạo nên sức mạnh . Khi bạn đặt ra mục tiêu rõ ràng và kết quả đầu ra của buổi đào tạo là bạn đã thành công 1 nửa rồi
2) Lên kế hoạch chi tiết (Plan)
Kế hoạch chính là biến mục tiêu thành kết quả . Hãy sử dụng bộ câu hỏi 5W1H (What, Why , Who, When, Where, Why, How) để làm rõ các bước triển khai :
What ? Cái gì
Tôi sẽ đào tạo cái gì ?
Chương trình này tên là gì ?
Why ? Tại sao – Mục đích hướng tới
Mục đích của chương trình đào tạo này là gì?
Những thông điệp tôi muốn chia sẻ với học viên là gì ?
Những giá trị , lợi ích cho học viên khi tham gia chương trình này là gì ?
Who ? Ai
Ai là học viên của tôi? Họ là ai ? Họ đã tham gia chương trình đào tạo nào chưa ? ( bạn cần có bảng khảo sát năng lực học viên để thiết kế chương trình cho phù hợp )
Ai có thể hỗ trợ tôi cho chương trình này?
Ai sẽ phụ trách các khâu set-up , hậu cần cho tôi?
Có ai đồng hành cùng tôi trong chương trình này không ?
When ? Thời gian
Khi nào buổi huấn luyện này diễn ra?
Thời lượng trong vòng bao lâu ?
Where ? Địa điểm
Chương trình tổ chức ở đâu?
Online hay Offline
How ? Triển khai như thế nào ?
Tôi sẽ triển khai chương trình này như thế nào?
3) Chuẩn bị chuyên tâm (Prepare)
90% thành công đến từ sự chuẩn bị. Vì thế hãy chuẩn bị cho buổi đào tạo thật chuyên tâm , chuyên nghiệp .
Luyện tập , luyện tập và luyện tập sẽ giúp bạn an tâm và tự tin hơn . Bạn có thể luyện tập bằng cách thuyết trình trước những người thân , đồng nghiệp , bạn bè . Để làm quen và ghi nhận những phản hồi từ họ để điều chỉnh phương pháp chia sẻ – truyền tải , quản trị thời gian , cũng như nội dung của mình.
Lưu ý : Chuẩn bị về bối cảnh và công cụ hỗ trợ đào tạo phù hợp.
Các dụng cụ , công cụ hỗ trợ đào tạo gồm : Hệ thống âm thanh , ánh sáng ,file trình chiếu PowerPoint, máy chiếu, flip charts, video, TV, Phòng đào tạo hay sân khấu ngoài trời . Các phương tiện phải tương thích với không gian và thời gian của buổi đào tạo.
4, Triển khai Đào tạo , huấn luyện – Thuyết trình (Process)
Trong suốt chương trình thì có 3 giai đoạn ( được hướng dẫn chi tiết ở trang …. )
Mở đầu chương trình
Điều khiển chương trình
Kết thúc chương trình
5, Đánh giá và cải tiến (Progress)
Sau mỗi chương trình huấn luyện đào tạo . Thì ban tổ chức và Trainer sẽ cùng nhìn lại chương trình để đánh giá và cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy cho phù hợp nhất .
Mỗi 1 tình huống đánh giá lại là cơ hội để tiến bộ và đảm bảo chương trình lần sau sẽ tốt hơn
4 câu hỏi bạn có thể sử dụng là :
4 điều tâm đắc nhất qua chương trình vừa qua
3 điều đã làm tốt trong chương trình
2 điều làm cần cải tiến hơn nữa
1 điểm quan trọng nhất có thể cải thiện vào lần sau
6 , Đóng gói thành quy trình ( Procedure )
Sau khi cải tiến và đánh giá . Bạn hãy đóng gói thành quy trình để lần sau sử dụng lại được luôn hoặc có thể bàn giao cho người khác ứng dụng được luôn .
Có quy trình được đóng gói , sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian , công sức và tiền bạc
7 ) Xuất bản tài liệu ( Publish )
Khi đã làm tốt 6 bước trên , lặp đi – lặp lại. Bạn có thể xuất bản thành khóa học của riêng mình hay của công ty , tổ chức . Để có thể trao đi giá trị nhiều hơn nữa
Ví dụ như :
– File tài liệu PDF
– E-books
– Viết thành sách
– Quay videoclip – chia sẻ nên các nền tảng Online
Trên đây là quy tắc 7P để có được 1 chương trình đào tạo chuyên nghiệp , thắng lợi . Hãy linh hoạt vận dụng vào thực tế để có thể đạt được kết quả tốt nhất . Chúc bạn thành công .