Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) hay kinh doanh nhượng quyền là hình thức phổ biến trên thế giới.
Hình thức này được xác lập khi bên sở hữu thương hiệu cho phép một cá nhân/tổ chức khác sử dụng thương hiệu/ sản phẩm/ dịch vụ để kinh doanh trong một thời gian nhất định.
Cá nhân/ doanh nghiệp cấp phép chuyển nhượng được gọi là doanh nghiệp nhượng quyền, bên mua quyền sử dụng được gọi là đối tác nhận quyền.
A . Tóm tắt đơn giản nhất của nhượng quyền kinh doanh đó là
Nhượng quyền thương hiệu được hiểu là hình thức kinh doanh mà một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó được sử dụng thương hiệu, tên của sản phẩm, dịch vụ để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định với khoản phí hay phần trăm lợi nhuận, doanh thu theo thỏa thuận.
B . Các hình thức nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương mại theo khu vực lãnh thổ:
Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam:
Là hình thức mà chủ thương hiệu là các thương hiệu nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Ví dụ: Pizza Hut, Burger King,..
Nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài:
Là hình thức mà các thương hiệu Việt Nam đầu tư ra nước ngoài bằng cách nhượng quyền. Ví dụ: Trung Nguyên, Phở 24,…
Nhượng quyền trong nước:
Các thương hiệu Việt Nam nhượng quyền cho các thương nhân trong Việt Nam
Nhượng quyền thương mại theo tiêu chí kinh doanh:
Nhượng quyền phân phối sản phẩm: Bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được phân phối sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền trong phạm vi và thời gian nhất định.
Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh:
Bên nhượng quyền không chỉ cho phép bên nhận nhượng quyền được phép phân phối sản phẩm, dịch vụ của họ mà còn được chuyển giao cách điều hành, kỹ thuật kinh doanh và hỗ trợ các yêu cầu, kỹ năng cơ bản.
C . Có nên nhượng quyền hay không?
Trước khi quyết định kinh doanh độc lập hay nhượng quyền từ bên thứ 3, bạn nên trả lời 3 câu hỏi sau đây!
1. Tiền vốn của bạn là bao nhiêu?
Đầu tiên chính xác là tiền đâu? Số vốn hiện có sẽ quyết định quy mô kinh doanh cho cửa tiệm của bạn. Với số vốn không quá nhiều chừng trên dưới 1 tỷ đồng, bạn chỉ có thể mở quán quy mô nhỏ, cùng lắm là tầm trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,…
Tuy nhiên, còn một con đường khác đó là nhượng quyền. Khi nhượng quyền thương hiệu bạn vừa không cần bỏ quá nhiều vốn mà vẫn có được cửa tiệm có sẵn danh tiếng, và lượng khách nhất định.
Thay vì kinh doanh một thương hiệu mới toanh với công thức 2 phần vốn liếng và 2 phần công sức, nhượng quyền một thương hiệu có sẵn bạn chỉ cần bỏ ra 1 phần công sức, bù lại phải chi ra 3 phần tiền để mua được hệ thống và giá trị thương hiệu đó.
2. Bạn chọn an toàn hay mạo hiểm?
Kinh doanh với vốn ít, không có ngân sách dự trù kinh phí sẽ rất mạo hiểm với những người chân ướt chân ráo bước vào lĩnh vực này, tỷ lệ gặp rủi ro và thất bại vô cùng cao.
Nhưng nhượng quyền không có nghĩa là an toàn tuyệt đối. Kinh doanh qua hình thức nhượng quyền vẫn gặp rủi ro như thường. Rủi ro thứ nhất vẫn liên quan đến tiền, nhiều thương hiệu nhà hàng, cafe nổi tiếng có giá nhượng quyền cao ngất ngưởng, và việc trả một lần cho toàn bộ quy trình mở tiệm sẽ khiến bạn thấy nặng.
Khi tự kinh doanh, bạn có thể chi tiêu từ tốn, những vật dụng quan trọng mua trước, sau đó hoàn thiện dần dần. Còn khi ký hợp đồng nhượng quyền bạn phải phải một lần, việc này sẽ khiến nhiều người chưa kịp xoay vốn dẫn đến khâu bàn giao trì trệ, không thể khai trương được.
Thứ hai đó là vấn đề chia phần trăm doanh thu. Nhiều thương hiệu nhượng quyền sẽ lấy mỗi tháng một phần doanh số của bạn. Những khi bán được không có vấn đề nhưng những lúc kinh doanh chậm lại, doanh thu ít nhưng vẫn phải chia lại cho bên nhượng quyền dễ gây thiếu hụt vốn kinh doanh cho những tháng sau.
3. Bạn muốn tự làm chủ hay cần có sẵn hệ thống?
Nếu không có kiến thức kinh doanh bài bản, muốn làm chủ nhưng cần có người hướng dẫn thì kinh doanh theo hình thức nhượng quyền là lựa chọn đúng đắn dành cho bạn.
Làm chủ một cửa hàng trong 1 mạng lưới nhượng quyền đồng nghĩa với việc bạn không được tự ý thay đổi chiến lược kinh doanh (thêm sản phẩm mới, thay đổi giá bán thậm chí ngay cả màu sắc bảng hiệu, bao bì bạn cũng không được can thiệp).
Vì đã có sẵn hệ thống, chiến lược kinh doanh chung bạn chỉ việc làm theo mà không được thắc mắc hay cải biên. Việc của chủ cửa hàng chỉ làm quản lý cửa tiệm và những vấn đề xung quanh tiệm của mình.
Còn khi kinh doanh độc lập, bạn phải lo mọi thứ từ A-Z để vận hành cửa tiệm, hàng quán. Chưa kể đến việc bạn phải có vốn kiến thức kinh doanh, các thủ tục kinh doanh,…Bạn được làm chủ toàn bộ từ tên cửa hàng đến thực đơn món và cách trang trí tiệm, nhưng lại phải tốn nhiều thời gian và công sức để phát triển và thu hút khách hàng.
D . Lưu ý khi nhượng quyền thương hiệu
Khi chuẩn bị đầy đủ tất cả những thức cần thiết để kinh doanh, bạn cần xem qua một số vấn đề. Sau đây là những lưu ý quan trọng khi quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh nhượng quyền.
1. Ngân sách và dự trù ngân sách
Bạn nên chuẩn bị ngân sách với khoản thặng dư đủ lớn để mua lại hệ thống thương hiệu nhượng quyền. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lựa chọn thương hiệu nhượng quyền có giá trị thương hiệu vừa tầm với mục đích và tiền vốn của bạn. Không nên vay vốn chỉ để sở hữu hệ thống nhượng quyền nổi tiếng rồi sau đó phá sản vì hụt vốn và không chi tra r được các khoản nợ.
2. Đào tạo nhân viên
Một hệ thống nhượng quyền chuyên nghiệp sẽ có sẵn hệ thống đào tạo nhân viên bài bản, bạn chỉ việc sử dụng nó vào khâu tuyển dụng nhân viên cho quán. Tuy nhiên, thay vì bám sát hoàn toàn quy trình tuyển dụng của bên nhượng quyền, bạn có thể thay đổi linh hoạt hình thức tuyển dụng và đào tạo. Vì cốt lõi, người được tuyển sẽ làm việc cho bạn chứ không phải cho bên thứ 3.
Nếu bạn kinh doanh ngành dịch vụ, việc tập trung vào khâu tuyển dụng và đào tạo sẽ quan trọng hơn gấp bội. Bạn vẫn sử dụng những tài liệu và kế hoạch đào tạo bên nhượng quyền, nhưng có thể sửa đổi, bổ sung thêm các tiêu chí mà bạn cho là phù hợp để làm việc tốt hơn, hoặc thay đổi mức lương thưởng hợp lý hơn.
Đây là khâu duy nhất bạn có thể làm chủ và chính khâu này sẽ quyết định cửa tiệm của bạn có điểm gì khác biệt so với các đối thủ khác cũng như các đối thủ trong cùng hệ thống.
3. Học hỏi và nắm bắt cách thức vận hành
Khi sử dụng hình thức nhượng quyền, bạn có thể đi sâu vào các khâu vận hành của một hệ thống lớn. Từ đó, bạn có cơ hội tiếp cận được quy trình, cách thức kinh doanh, bổ sung cũng như hoàn thiện kiến thức kinh doanh. Tích lũy chúng sẽ giúp ích và mở đường cho việc kinh doanh độc lập sau này.
4. Sử dụng phần mềm
Mở một cửa hàng nhượng quyền giờ đây vô cùng đơn giản với việc chuẩn bị đủ vốn. Tuy nhiên để quản lý bán hàng nhanh chóng, chặt chẽ thì thường gặp nhiều khó khăn. Bạn nên sử dụng phần mềm quản lý chăm sóc khách hàng ( CRM ) để tối ưu hóa các công đoạn
E. Quy trình mua nhượng quyền thương hiệu .
8 bước cơ bản cần ghi nhớ
Bước 1: Đánh giá doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng?
Hãy xem xét mô hình kinh doanh của bạn, liệu nó có phù hợp với nhu cầu sở thích và điều kiện cá nhân? Tiếp đó, hãy kiểm tra tài chính của mình, mức độ đầu tư của mình có đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của cửa hàng không? Đừng quên thu thập dữ liệu và nghiên cứu thị trường, điều này giúp bạn khẳng định rằng nhu cầu tiêu dùng đang phát triển và phù hợp cho việc kinh doanh nhượng quyền mà bạn sẽ cung cấp, và xác định vị trí trên thị trường nếu có một hoặc nhiều đối thủ cạnh tranh mới. Đừng quên xây dựng kế hoạch kinh doanh để đánh giá điểm mạnh – yếu của bản thân, và cơ hội – thách thức của thị trường.
Bước 2: Tiến hành lựa chọn thương hiệu nhượng quyền
Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng trong quy trình mua nhượng quyền thương hiệu, yêu cầu bạn nghiên cứu và đánh giá kỹ thị trường kinh doanh, đồng thời “điều tra” thương hiệu bạn mong muốn hướng tới. Bạn cần xem xét nhiều thương hiệu trong ngành, lĩnh vực mà mình đang quan tâm sau đó so sánh về thương hiệu. Tránh mua các thương hiệu có tuổi đời thấp dưới 2 năm. thương hiệu mà ít người biết tới.
Bước 3: Tìm hiểu về đơn vị, công ty nhượng quyền
Đây chính là giai đoạn tìm hiểu về người chủ của thương hiệu đó cũng như đơn vị, công ty nhượng quyền thông qua các kênh như mạng xã hội, văn phòng nhượng quyền. Bạn sẽ được cung cấp một loạt thông tin về doanh nghiệp bạn có ý định mua nhượng quyền thương hiệu bao gồm: các báo cáo tài chính được kiểm toán, một cuốn sổ tay hoạt động cho người nhận quyền kinh doanh, và mô tả kinh nghiệm kinh doanh của nhóm quản lý. Vì vậy, hãy chú ý khi thực hiện.
Bước 4: Tìm hiểu cửa hàng khác trong hệ thống
Bạn có thể tham quan nhiều địa điểm cửa hàng và so sánh các cửa hàng với nhau. các tiêu chí tìm hiểu gồm có, quan sát số lượng khách hàng/ ngày. Từ đó đáng giá về doanh thu, chất lượng phục vụ của nhân viên, nếu đồng đều chứng tỏ hệ thống đào tạo rất tốt. Đặc biệt, hãy kiểm tra hương vị của các loại sản phẩm phải giống nhau. Nếu mỗi cửa hàng có một hương vị riêng có nghĩa là nội bộ các cửa hàng đang có vấn đề, như họ
tự nhập nguồn hàng khác, nhân viên đào tạo chưa bài bản chuyên nghiệp.
Bước 5: Đánh giá năng lực và nghiên cứu kỹ hợp đồng mua nhượng quyền
Bạn cần liên hệ với bộ phận nhượng quyền để tìm hiểu trước các điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền. Nếu như bạn chưa có chuyên môn để xem các điều khoản này hãy tham vấn người có chuyên môn hoặc mời luật sư. Tại đây bạn cần lưu ý rất nhiều điều khoản trong đó có chi phí nhượng quyền, chi phí vận hành hàng tháng, thời gian, thời hạn của hợp đồng, các điều khoản về hỗ trợ điểm bán,… Đây là bước khá quan trọng trong quy trình mua nhượng quyền thương hiệu, vì vậy hãy chú ý.
Bước 6: Tìm kiếm mặt bằng phù hợp
Bạn cần tìm mặt bằng phù hợp với mô hình kinh doanh và điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền. Bạn có thể tham khảo mặt bằng tại các điểm
đã kinh doanh tốt của thương hiệu để lựa chọn địa điểm tương đồng. tránh các địa điểm cùng thương hiệu mà quá gần địa điểm bạn muốn mở. Như vậy sẽ cạnh tranh nội bộ thương hiệu và có thể vi phạm vào chính sách nhượng quyền, dẫn đến nhiều sai sót trong quá trình kinh doanh nhượng quyền.
Bước 7: Ký hợp đồng nhượng quyền với bên bán
Kiểm tra lại một lần nữa các điều khoản ghi trong hợp đồng. Những điều chính yếu về hợp đồng nhượng quyền mà bạn phải chú ý là: khu vực được nhượng quyền; phí nhượng quyền ban đầu; phí nhượng quyền hàng tháng; sự hỗ trợ và các điều khoản có lợi, bất lợi trong quá trình kinh doanh; các điều khoản chấm dứt hợp đồng. Như vậy, quy trình mua nhượng quyền của bạn sẽ được đảm bảo nhanh chóng và an toàn.
Bước 8: Mở cửa hàng để bắt đầu quá trình kinh doanh và đầu tư của mình
Đây chính là giai đoạn bạn “tự thân vận động” dựa trên các kinh nghiệm của bên bán nhượng quyền thương hiệu đã truyền đạt như theo hợp đồng.
Chúc Bạn năm 2022 thịnh vượng nhé
With love from ” Vượt Ngưỡng ”
Cần được tư vấn về phát triển bản thân , kinh doanh , bảo hiểm, hoạch định tài chính với thông tin chính thống, tận tâm, chuyên nghiệp
Liên hệ: Zalo 0933-126-366 Mr. Trường