Một trong những nhiệm vụ quan trọng của người Leader , đứng đầu tổ chức như CEO – BOss là Coaching – huấn luyện và đào tạo nhân sự , đội nhóm để họ làm việc đạt hiệu quả cao nhất.
Với vai trò này, Leader sẽ giúp nhân viên học hỏi và cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề, tự đưa ra quyết định tốt nhất và thăng tiến trong sự nghiệp. Mô hình GROW chính là phương pháp hữu hiệu để xây dựng các buổi huấn luyện, tư vấn giữa lãnh đạo và nhân viên.
Phương pháp GROW được phát triển lần đầu vào thập niên 1980 bởi các chuyên gia huấn luyện kinh doanh Graham Alexander và Sir Jonh Whithmore, với giả định rằng trong trường hợp người hướng dẫn không phải là người chuyên gia (thực sự am hiểu) tình huống của người được hướng dẫn.
Nói cách khác người hướng dẫn chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ, giúp người được hướng dẫn tự đưa ra lựa chọn giữa các giải pháp và tự chọn hành động phù hợp nhất chứ không trực tiếp đưa ra lời khuyên, hướng dẫn hay tư vấn cụ thể đối với người được hướng dẫn.
Bạn có thể hình dung mô hình GROW giống như kế hoạch bạn lập cho một chuyến hành trình quan trọng. Đầu tiên, bạn cần lập lộ trình chuyến đi.
Dựa trên lộ trình này, bạn giúp các thành viên trong nhóm quyết định địa điểm họ định đến (mục tiêu) và xác định vị trí hiện nay của họ (thực tại). Sau đó, bạn suy nghĩ những cách thức khác nhau (lựa chọn giải pháp) để thực hiện chuyến đi. Ở bước cuối cùng (hun đúc ý chí), bạn cần bảo đảm tất cả thành viên nhóm của bạn đều quyết tâm thực hiện chuyến đi và chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống và trở ngại họ gặp trên đường.1 ) Goals: Xác định mục tiêu
Điều đầu tiên trong mô hình GROW mà bạn và các thành viên trong nhóm cần xem xét đó là hành vi muôn muốn thay đổi, sau đó là cấu trúc sự thay đổi này chính mục tiêu cần đạt được trong quá trình huấn luyện.
Các mục tiêu này còn đóng vai trò truyền cảm hứng, tích cực và thử thách để mọi người cùng cố gắng đạt được mục tiêu đã đưa ra. Và hãy đảm bảo rằng mục tiêu đặt ra phải tuân thủ các tiêu chí SMART bao gồm:
S – Specific : Cụ thể, dễ hiểu.
M – Measurable : Đo lường được
A – Attainable : Có thể đạt được
R – Relevant : Thực tế
T – Time-Bound : Giờ giấc hoàn thành
1 vài câu hỏi bạn có thể sử dụng là :
– Bạn muốn gì? Mục tiêu sự nghiệp của bạn là gì ?
– Mục tiêu của bạn cho cuộc họp này là gì?
– Bạn muốn kết quả như thế nào?
– Bạn cảm thấy thế nào khi đạt được điều này?
– Bạn sẽ nói gì với chính mình như thế nào ?
– Điều đó sẽ cho phép bạn làm gì?
– Người khác sẽ nói gì với bạn?
– Hãy tưởng tượng 3 tháng kể từ bây giờ, mọi trở ngại đều được xóa bỏ và bạn đã đạt được điều này:
— Bạn thấy/nghe/cảm thấy gì?
— Có những yếu tố mới nào?
— Có gì khác biệt?2 ) Reality: Xác định thực trạng hiện tại
Ở giai đoạn này, Leader sẽ khai thác các vấn đề ở hiện tại. Thông qua đó để đánh giá đồng đội của mình và hiểu rõ tình hình hiện tại cũng như những trở ngại mà nhân viên đang phải đối mặt. Nhờ việc xác định thực trạng hiện tại, Leader sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về nhân sự của mình.
1 vài câu hỏi bạn có thể sử dụng là :
– Điều gì đang xảy ra vào lúc này? Bạn đang đối diện với trở ngại lớn nhất nào ?
– Đâu là những nỗi sợ của bạn ?
– Trên thang điểm từ 1–10, nếu một tình huống lý tưởng là 10, thì hiện tại bạn là số mấy?
– Bạn cảm thấy thế nào về vấn đề này?
– Điều này có tác động gì đến bạn?
– Điều này ảnh hưởng như thế nào đến các lĩnh vực khác trong cuộc sống của bạn?
– Bạn đã làm những gì để cải thiện tình hình?
– Các việc bạn làm có gây cản trở mục tiêu của bạn không?
3 ) Options: Tìm hiểu các lựa chọn giải pháp
Sau khi đã xác định được thực trạng hiện tại, các vấn đề cần được thảo luận để loại bỏ những chướng ngại vật không liên quan. Từ đó đưa ra những phương án tối ưu nhất.
Các phương án có thể lấy từ khảo sát đề xuất của từng người, từ đó Leader cần cân nhắc đến tổng thể vấn đề và đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho vấn đề đó.
Trong giai đoạn tìm hiểu các lựa chọn giải pháp, người đứng đầu cần đảm bảo được một số lựa chọn để có thể vượt qua các chướng ngại vật và thực hiện.
1 vài câu hỏi bạn có thể sử dụng là :– Bạn có thể làm gì đầu tiên ?
– Nếu thành công được đảm bảo , bạn sẵng sàng làm điều gì ?
– Bạn có những lựa chọn thay thế nào?
– Có gì khác?
– Nếu tiền bạc không phải là rào cản , bạn sẽ làm những gì ?
– Những thế mạnh nào , bạn có thể sử dụng để tiến lên ?
– Ai có thể giúp bạn?
– Bạn có thể tìm hiểu thông tin ở đâu?
– Làm thế nào bạn có thể làm điều đó?-Nếu như bạn chỉ có thể làm 1 điều duy nhất trong tuần này , bạn sẽ làm gì ?
4 ) Will: Cam kết hành động
Trong giai đoạn này nhân sự của bạn cần có các cam kết thực hiện hành động để hướng tới mục tiêu . Là Leader bạn cần lập kế hoạch hướng dẫn chi tiết, thời gian cụ thể để đạt được mục tiêu đó.
Trong quá trình thực hiện bất cứ trở ngại nào cũng có thể xảy ra vì vậy các giải pháp sẽ được xem xét để thực hiện. Tuy nhiên là Leader bạn nên lường trước được mọi trường hợp để linh hoạt xử lý các vấn đề ở bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào.
Các câu hỏi mẫu cần đưa ra trong giai đoạn này:
– Bạn sẽ làm gì?
– Bạn sẽ làm nó thế nào?
– Khi nào bạn sẽ làm điều đó?
– Bạn sẽ nói chuyện với ai?
– Bạn sẽ đi đâu?
– Có điều gì bạn cần đặt trước đó không?
– Bạn cam kết thực hiện hành động đó như thế nào?– Bạn sẽ đi cùng ai trong suốt quá trình đó?
– Có bất cứ biện pháp nào khác mà bạn cần áp dụng không?– Bạn còn có thể làm gì nữa?
– Ưu và nhược điểm của mỗi giải pháp?
– Bạn dựa vào yếu tố nào để xem xét, đánh giá cơ may thành công của các giải pháp?– Bạn sẽ làm gì sau khi đạt được mục tiêu của mình ?
– Trong 24h tới , bạn sẽ làm gì ?
Sau đó hai bên cùng thống nhất 1 thời điểm trong tương lai để cùng xem xét lại quá trình tiến bộ của người được hướng dẫn, như vậy gắn chặt trách nhiệm của cả hai bên, đồng thời cho phép họ có thể điều chỉnh thay đổi kế hoạch nếu cần thiết.
Chúc bạn ứng dụng thành công mô hình này vào thực tiễn để đạt kết quả cao nhất.