Có đôi lúc chúng ta bất chợt nảy ra một ý tưởng kinh doanh cho chính bản thân mình, nhưng làm cách nào để biến ý tưởng kinh doanh đó trở nên thực tế thì đa phần mọi người đều không làm được.
Qua bài viết này , Vượt Ngưỡng sẽ cho bạn biết cách để hình thành và triển khai ý tưởng kinh doanh một cách sáng tạo và hiệu quả nhất.
Ý tưởng kinh doanh là gì?
Có thể hiểu đơn thuần là ý tưởng về một hoạt động kinh doanh bất kì, ý tưởng kinh doanh được sinh ra với mong muốn kiếm được lợi nhuận từ một mô hình kinh doanh nào đó.
Ngày nay có khá nhiều lĩnh vực kinh doanh mới được ra đời, sự cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh doanh đó cũng hết sức gay gắt. Do đó việc có một ý tưởng kinh doanh mới lạ sẽ giúp bạn có được thị trường riêng cho mình.
Các ý tưởng kinh doanh không phải lúc nào cũng mang đến sự thành công cho người nghĩ ra nó, có đôi lúc những ý tưởng kinh doanh không phù hợp với thị trường thì cũng sẽ bị đào thải một cách nhanh chóng.
Ý tưởng kinh doanh được tìm ra như thế nào?
Hiểu được khả năng của chính bản thân bạn
Có rất nhiều cách để bạn tìm kiếm cho mình một ý tưởng kinh doanh dành cho riêng bản thân mình. Vậy nên hãy cứ trải nghiệm qua nhiều môi trường khác nhau để hiểu rõ bản thân đang ở đâu, phù hợp với môi trường nào.
Hãy xác định khả năng của bản thân trước khi bắt đầu có cho mình một ý tưởng kinh doanh phù hợp. Việc rút gọn và loại bỏ các lĩnh vực kinh doanh không phù hợp với bản thân sẽ giúp bạn bớt đi một phần suy nghĩ về lĩnh vực này, cũng như là việc thất bại với những lĩnh vực khó nhằn với bản thân mình.
Một ý tưởng kinh doanh tốt là một ý tưởng nằm trong lĩnh vực kinh doanh mà bạn yêu thích, một ý tưởng kinh doanh mà bản thân bạn luôn hình dung được nó trong đầu dù ở bất kỳ nơi đâu.
Với ý tưởng kinh doanh này, sự đam mê và nhiệt huyết của bạn dường như phải dành tất cả cho nó, chỉ có như vậy bạn mới có thể vượt qua được mọi khó khăn trong khi bắt đầu triển khai kế hoạch. Từ đó cơ hội thành công của bạn sẽ là rất cao.
Nguyên tắc hình thành lên một ý tưởng kinh doanh
Một ý tưởng kinh doanh phải mang lại một lợi thế cạnh tranh nhất định vì nó không chỉ lấp đầy được nhu cầu cần thiết mà còn mang đến lợi ích cho khách hàng.
Lợi thế cạnh tranh chủ yếu đến từ việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ nhu cầu của khách hàng, hoặc sử dụng công nghệ để tạo ra một sản phẩm, dịch vụ, hay một thị trường hoàn toàn mới mà ở đó nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng,..
Một ý tưởng kinh doanh phải hình thành đúng theo nguyên tắc SMARTER.
Specific – cụ thể, dễ hiểu
Các ý tưởng kinh doanh phải cụ thể vì nó sẽ định hướng cho những hoạt động sắp tới của doanh nghiệp bạn.
Bạn nói mục tiêu ý tưởng kinh doanh của bạn là phải dẫn đầu thị trường trong khi đó đối thủ cạnh tranh của bạn đang chiếm 40% thị phần. Hãy đặt mục tiêu chiếm 45% thị phần, qua đó mục tiêu của bạn sẽ cụ thể hơn khi biết bạn cần phải cố gắng đạt bao nhiêu% nữa.
Measurable – đo lường được
Các chỉ tiêu trong ý tưởng kinh doanh của bạn mà không đo lường được thì không biết có đạt được không?
Đừng ghi: “ phải trả lời thư của khách hàng khi có thể ”, hãy yêu cầu nhân viên trả lời thư trong ngày nhận được.
Achievable – Vừa sức
Các chỉ tiêu được đặt trong ý tưởng phải có tính thách thức để cố gắng, nhưng cũng phải vừa sức, đừng đặt chỉ tiêu mà bản thân bạn không thể nào đạt nổi.
Nếu từ đó đến giờ bạn chưa bao giờ đạt được doanh thu 100tr thì đừng đặt mục tiêu cho ý tưởng của bạn phải kiếm được 1 tỷ.
Realistics – thực tế
Tiêu chí này đo lường giữa khả năng thực hiện ý tưởng so với nguồn lực của bạn (thời gian, tiền bạc, nhân sự…)
Đừng đặt chỉ tiêu giảm 25kg trong vòng 1 tháng để đạt được số kg mong muốn, điều này là không thực tế.
Timebound – có thời hạn
Phải đặt thời gian hoàn thành cụ thể cho từng công việc nếu không nó sẽ bị trì hoãn.
Thời gian hợp lý sẽ giúp bạn vừa đạt được mục tiêu mong muốn, vừa giúp bạn dưỡng sức cho những mục tiêu kế tiếp.
Engagement – liên kết
Ý tưởng kinh doanh của bạn phải làm sao liên kết được với lợi ích của công ty cũng như với các chủ thể khác.
Khi các bộ phận, nhân viên tham gia thực hiện mục tiêu, họ sẽ được kích thích như thế nào. Nếu doanh nghiệp bạn thành lập để triển khai ý tưởng kinh doanh của bạn không có chế độ này, việc thực hiện mục tiêu sẽ không có hiệu quả.
Relevant – thích đáng
Chỉ tiêu có hữu ích đối với một bộ phận nhưng bộ phận khác lại thờ ơ cũng là điều bạn cần quan tâm nếu muốn tạo ra sức mạnh đoàn kết để thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình.
Ví dụ mức tồn kho, bộ phận bán hàng luôn muốn mức tồn kho cao trong khi bộ phận tài chính lại muốn mức tồn kho thấp.
Các mục tiêu trong ý tưởng kinh doanh phải thích đáng, công bằng với các bộ phận của doanh nghiệp.