• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Blog
    • Phát triển bản thân
    • Phát triển kinh doanh
    • Marketing
    • Quản lý tài chính
    • Huấn luyện đào tạo
    • Video clip hay
  • Dịch Vụ
    • Coaching 1-1
    • 28 ngày Coaching
    • Lãnh đạo
    • Kỹ năng thuyết trình / Đào tạo
    • Thiết lập kế hoạch
    • Trại huấn luyện ( Camp )
    • Xây dựng nhân hiệu 4.0
  • Sách
    • Sách Vượt Ngưỡng
    • Sổ tay quản trị
  • Quà tặng
    • Sổ tay quản trị tài chính
    • 73 ý tưởng phát triển Facebook
    • 8 Bước thiết lập kế hoạch
    • Bí kíp Livestream
    • 119 bài Content hay nhất
    • 5 bước tối ưu Facebook
    • Group Bản Đồ Thành Công
  • Liên hệ
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Blog
    • Phát triển bản thân
    • Phát triển kinh doanh
    • Marketing
    • Quản lý tài chính
    • Huấn luyện đào tạo
    • Video clip hay
  • Dịch Vụ
    • Coaching 1-1
    • 28 ngày Coaching
    • Lãnh đạo
    • Kỹ năng thuyết trình / Đào tạo
    • Thiết lập kế hoạch
    • Trại huấn luyện ( Camp )
    • Xây dựng nhân hiệu 4.0
  • Sách
    • Sách Vượt Ngưỡng
    • Sổ tay quản trị
  • Quà tặng
    • Sổ tay quản trị tài chính
    • 73 ý tưởng phát triển Facebook
    • 8 Bước thiết lập kế hoạch
    • Bí kíp Livestream
    • 119 bài Content hay nhất
    • 5 bước tối ưu Facebook
    • Group Bản Đồ Thành Công
  • Liên hệ
Trang chủ Chia sẻ blog

Trường Nguyễn Bởi Trường Nguyễn
Trong Chia sẻ blog, Đào tạo, Kinh doanh hệ thống, Marketing, Phát triển bản thân, Phát triển kinh doanh
0

Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong học tập và làm việc bởi cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết mà không vấn đề nào giống vấn đề nào và cũng không có một công thức chung nào để giải quyết mọi vấn đề.

Điều quan trọng là chúng ta phải tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết để khi vấn đề nảy sinh thì chúng ta có thể vận dụng những kỹ năng sẵn có để giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả nhất.

4 bước chúng ta cần thực hiện, sau đó sẽ phân tích cụ thể từng bước như sau:

Bước 1: Xác định vấn đề đang gặp phải là gì?
Bước 2: Xác lập mục tiêu muốn đạt được và khoảng cách giữa hiện tại đến mục tiêu
Bước 3: Phân tích các giải pháp & các cách thực hiện để giải quyết vấn đề
Bước 4: Lên kế hoạch – Thực hiện – Kiểm chứng – Hành động (PDCA)

Hoặc các bạn có thể tham khảo theo cách này

1. Nhìn nhận và phân tích:
Trước khi bạn cố tìm hướng giải quyết vấn đề, bạn nên xem xét kỹ đó có thật sự là vấn đề đúng nghĩa hay không, bằng cách tự hỏi: chuyện gì sẽ xảy ra nếu…?; hoặc: giả sử như việc này không thực hiện được thì…? Bạn không nên lãng phí thời gian và sức lực vào giải quyết nếu nó có khả năng tự biến mất hoặc không quan trọng.

2. Xác định chủ sở hữu của vấn đề:
Không phải tất cả các vấn đề có ảnh hưởng đến bạn đều do chính bạn giải quyết. Nếu bạn không có quyền hạn hay năng lực để giải quyết nó, cách tốt nhất là chuyển vấn đề đó sang cho người nào có thể giải quyết. Có một câu nói nửa đùa nửa thật nhưng cũng đáng để bạn lưu ý: “Nhiệt tình cộng với thiếu hiểu biết đôi khi thành phá hoại”.

3. Hiểu vấn đề:
Chưa hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề sẽ dễ dẫn đến cách giải quyết sai lệch, hoặc vấn đề cứ lặp đi lặp lại. Nếu nói theo ngôn ngữ của y khoa, việc “bắt không đúng bệnh” thì chỉ trị triệu chứng, chứ không trị được bệnh, đôi khi “tiền mất, tật mang”. Bạn nên dành thời gian để lấy những thông tin cần thiết liên quan vấn đề cần giải quyết, theo gợi ý sau: Mô tả ngắn gọn vấn đề; nó đã gây ra ảnh hưởng gì?; Vấn đề xảy ra ở đâu?; Lần đầu tiên nó được phát hiện ra là khi nào?; Có gì đặc biệt hay khác biệt trong vấn đề này không?


Ở đây ta cần tìm hiểu vấn đề bằng cách đặt ra những câu hỏi.
– Tính chất của vấn đề (khẩn cấp, quan trọng)?
– Yêu cầu chỉ thị của cấp trên là gì?
– Nguồn lực để giải quyết vấn đề?
– Vấn đề này có thuộc quyền giải quyết của mình hay không?
– Bản chất của vấn đề là gì?
– Những đòi hỏi của vấn đề?
– Mức độ khó – dễ của vấn đề?

4. Chọn giải pháp:
Sau khi đã tìm hiểu được cội rễ của vấn đề, nhà quản lý sẽ đưa ra được rất nhiều giải pháp để lựa chọn. Yếu tố sáng tạo sẽ giúp nhà quản lý tìm được giải pháp đôi khi hơn cả mong đợi. Cần lưu ý là một giải pháp tối ưu phải đáp ứng được ba yếu tố: có tác dụng khắc phục giải quyết vấn đề dài lâu, có tính khả thi, và có tính hiệu quả.

5. Thực thi giải pháp:
Khi bạn tin rằng mình đã hiểu được vấn đề và biết cách giải quyết nó, bạn có thể bắt tay vào hành động. Để đảm bảo các giải pháp được thực thi hiệu quả, nhà quản lý cần phải xác định ai là người có liên quan, ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi giải pháp, thời gian để thực hiện là bao lâu, những nguồn lực sẵn có khác.v.v…

6. Đánh giá:
Sau khi đã đưa vào thực hiện một giải pháp, bạn cần kiểm tra xem cách giải quyết đó có tốt không và có đưa tới những ảnh hưởng không mong đợi nào không. Những bài học rút ra được ở khâu đánh giá này sẽ giúp bạn giảm được rất nhiều “calori chất xám” và nguồn lực ở những vấn đề khác lần sau.

Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi rườm rà nếu làm theo các bước trên. Vạn sự khởi đầu nan. Lần đầu tiên áp dụng một kỹ năng mới bao giờ cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm của bạn. Nếu bạn thường xuyên rèn luyện, thì dần dần kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ trở thành phản xạ vô điều kiện.

Sau khi đã đưa vào thực hiện một giải pháp, bạn cần kiểm tra xem cách giải quyết đó có tốt không và có đưa tới những ảnh hưởng không mong đợi nào không. Những bài học rút ra được ở khâu đánh giá này sẽ giúp bạn giảm được rất nhiều “calori chất xám” và nguồn lực ở những vấn đề khác lần sau.

Các bước trên đây được xây dựng trên một nguyên tắc mà người ta tạm gọi là KOALA.
K: Thông tin (Knowledge)
O: Mục tiêu (Objectives)
A: Phương án ( Alternatives):
L: Đánh giá và lựa chọn (Look ahead)
A: Hành động (Action)

Chúc các bạn có những quyết định sáng suốt khi giải quyết bất kỳ một vấn đề nào trong cuộc sống từ đơn giản đến phức tạp nhé.

Biên tập và chỉnh sửa

 

Cám ơn Bạn đã ghé thăm website Vượt Ngưỡng . Chúc Bạn thành công

?Cần được tư vấn về phát triển bản thân , kinh doanh , bảo hiểm, hoạch định tài chính với thông tin chính thống, tận tâm, chuyên nghiệp
?Liên hệ: Zalo 0933-126-366  Mr. Trường

Kênh Youtube : Trường Nguyễn  TV tại đây

Chỉa SẻTweetPin
Trường Nguyễn

Trường Nguyễn

Bài Viết Liên Quan

Marketing trong lĩnh vực kinh doanh nến thơm

Marketing trong lĩnh vực kinh doanh nến thơm

Tháng Hai 2, 2023
5 nguyên tắc giúp sản phẩm mới tăng trưởng

5 nguyên tắc giúp sản phẩm mới tăng trưởng

Tháng Hai 2, 2023
20 cách đặt tên cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini ấn tượng

20 cách đặt tên cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini ấn tượng

Tháng Hai 2, 2023
Kinh nghiệm kinh doanh hoa tươi lợi nhuận cao

Kinh nghiệm kinh doanh hoa tươi lợi nhuận cao

Tháng Hai 2, 2023
Bài Viết Tiếp Theo
Những sai lầm mà người kinh doanh online mắc phải

Những sai lầm mà người kinh doanh online mắc phải

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức nổi bật

  • Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh.

    Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh.

    0 Lượt Chia Sẻ
    Chỉa Sẻ 0 Tweet 0
  • Tại sao phải đọc sách

    0 Lượt Chia Sẻ
    Chỉa Sẻ 0 Tweet 0
  • Bản Mô Tả Công Việc . Là gì ? Lợi ích đem lại

    0 Lượt Chia Sẻ
    Chỉa Sẻ 0 Tweet 0
  • Phân tích SWOT cá nhân

    0 Lượt Chia Sẻ
    Chỉa Sẻ 0 Tweet 0
  • 8 Cách Marketing cho Salon tóc năm 2021

    0 Lượt Chia Sẻ
    Chỉa Sẻ 0 Tweet 0

Chuyên mục

  • Chia sẻ blog
  • Coach 1-1
  • Dịch vụ
  • Đào tạo
  • Huấn luyện đào tạo
  • Kinh doanh hệ thống
  • Kỷ luật bản thân
  • Kỹ năng thuyết trình / Đào tạo
  • Marketing
  • Phát triển bản thân
  • Phát triển kinh doanh
  • Tài Chính Cá Nhân
  • Thiết lập kế hoạch
  • Tin tức
  • Xây dựng nhãn hiệu 4.0

Trường Nguyễn

 

Trên bước đường thành công.Không có dấu chân của kẻ lười biếng .

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Liên hệ hỗ trợ

Kết nối với Trường qua Facebook , Kênh Youtube

Facebook
Youtube
Instagram

Zalo : 0933 126 366

0933126366

huanluyenvientruongnguyen